Bạn đã biết cách đổ bê tông dầm, sàn, mái và cầu thang? Một câu hỏi mà các kiến trúc sư luôn phải biết được đáp án cũng như các kĩ sư xây dựng phải vận hành thật tốt nó để có thể sở hữu một công trình xây dựng đạt chuẩn chất lượng. Đây cũng là câu hỏi được hỏi khá nhiều trong các diễn đàn kiến trúc sư đặc biệt là các bạn sinh viến mới ra trường hay mới đi làm. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn những kiến thức này một cách chi tiết nhất
Tìm hiểu hệ kết cấu sàn trước khi đổ bê tông
Bộ phận chủ yếu của sàn bê tông cốt thép là bản nằm ngang . Sàn có bản kê lên các tường hoặc các dầm đặt theo các cạnh của ô bản . Bản bà hệ dầm thường được đổ bê tông liền khối với nhau . Hệ dầm có thể được bố trí theo một phương hoặc hai phương .
– Sàn thuộc nhóm kết cấu nằm ngang . Toàn bộ các nhóm kết cấu sàn được đặt lên các bức tường và các cột là nhóm kết cấu thẳng đứng . Cột cùng với dầm tạo thành khung và khung chính là kết cấu đỡ sàn .
– Sàn, mái là những cấu kiện bê tông cốt thép chịu lực trên mặt phẳng ngang . Cấu tạo của nó như một tấm lưới ô vuông bằng thép . Đây là phần chịu lực chính . Phần bê tông đóng vai trò làm cứng sàn vì thép rất dẻo , có thể bị uốn võng nếu đứng độc lập . Do đó sàn thường gặp hiện tượng võng nếu khoảng cách các thanh thép quá nhỏ so với yêu cầu hoặc bê tông sàn không đủ chiều dày . Có những ngôi nhà lơn, các tấm sàn rộng thượng bị rung ( đi mạnh cân thấy sàn nhà rung ).do chiều dày lớp bê tông không đủ ( thường mỏng hơn 80-100mm).
– Các dầm chính kê lên các cột và cùng với cột tạo thành khung. Các dầm phụ kê lên các dầm chính và tường ngoài . Bản kê lên các dầm phụ và tường dọc ngoài . Khi ô bản chỉ có liên kết ở hai cạnh song song, bản chỉ bị uốn theo phương vuông góc với cạnh liên kết . Khi ô bản có liên kết ở cả bốn cạnh, bản bị uốn theo cả hai phương .
Đổ bê tông dầm
– Trong nhà ở dân dụng, chiều cao dần ít khi vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn . Những trường hợp đặc biệt chiều cao dầm lớn hơn 80 cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bản sàn . Với loại dầm này , người ta không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m , đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp .
– Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm tự 3-5cm, ta phải ngừng lại 1-2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn. Thông thường khi thực hiện thủ công với một số ít thợ , công việc này được tách ra làm hai giai đoạn, giai đoạn một đổ cột xong, mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện tiếp giai đoạn hai
Đổ bê tông sàn các tầng
– Sàn cũng có cấu tạo gần giống như dầm, nhưng sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn, do đó không cần cốt thép khung và đai . Chiều dày sàn nhà ở thông thường từ 8 đến 10cm . Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái , nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt .Phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp , tránh hiện tượng phân tần có thể xảy ra
– Mặt sàn chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2 n. Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp .Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m , bắt đầu đổ dầm chính . Đổ bê tông thương phẩm vào dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm lại tiếp tục đổ bê tông sàn > khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này . Dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt sau khi đã đầm dùi kỹ.
– Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới, tức là đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu công trình . Đổ bê tông sàn bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần . Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha .Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức , theo hình thức “ cuốn chiếu “ từng khu vực đã đổ được 15 phút .
Đổ bê tông mái
– Mái toàn khối là hệ kết cấu mái được sử dụng rộng rãi vì có khả năng chống thấm cao, tạo độ cứng không gian lớn cho công trình . Cấu tạo bản mái toàn khối gần giống cấu tạo bản sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng . Các lớp cấu tạo của mái khác với các lớp cấu tạo của sàn . Đổ bê tông mái cũng tương tự như đổ bê tông sàn , nhưng về mùa hè , khi nhiệt độ lên trên 30độ C, phải đổ bê tông liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông . Nếu bắt buộc phải ngừng lại, cần chờ bê tông tương đối cứng mới tiếp tục đổ ( sau từ 1 đến 2 ngày ) . Việc đổ bê tông nối tiếp phải thực hiện đúng quy phạm khớp nối bê tông ( khe thi công , mạch thi công )
– Thành phần bê tông mái cần tăng thêm lượng cát và giảm đá dăm so với bê tông thông thường để dễ đổ và đầm hơn . Bê tông mái có độ chặt cao sau khi đầm ( độ sụt bê tông từ 4 đến 5 cm) nên khả năng chịu khí hậu tốt hơn . Bạn có thể trộn vữa bê tông mác 200 để đổ mái với tỷ lệ cấp phối xi măng : 350 Kg, đá dăm 1×2:0,8m3, cát vàng : 0,5m3 nước : 200 lít . Vữa bê tông này sẽ dẻo dễ đổ , dễ dan gạt và đầm do lượng cát nhiều hơn thông thường và đá có giảm đôi chút .
– Sau khi đổ bê tông mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa . Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể đầm được . Nếu thấy dính không tạo được viết lóm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm . Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại , không thể đầm được nữa . Khi trời nắng tốt , thời điểm đầm lại là khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời râm mát có thể đến 4 giò . Khi nước nổi lên bề mặt , rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ ( không dùng bàn xoa thép ) xoa kỹ cho phẳng . Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước . Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt bê tông nên chống thấm tốt , đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10-15% . Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng , nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng
Đổ bê tông đan cầu thang
– Người ta có thể đổ đan thang bê tông cốt thép liền khối hoặc đổ một tấm đan thang phẳng theo độ dốc cầu thang giống như một sàn nghiêng, sau đó xây bậc gạch lên trên . Phải xác định độ dốc hợp lý của bản bê tông cốt thép trước khi ghép cốp pha, đặt cốt thép . Có thể tiến hành bằng cách vạch lên tường thang các vị trí bậc thang sau khi hoàn thiện . Nếu cầu thang không dựa vào tường, cần căng dây xác định trên bức tường gần nhất, ngang với mặt bậc . Khi đổ bê tông cần dùng tấm chắn định hướng để tránh vữa bê tông rơi tự do dồn xuống đáy dốc