Hiện nay có rất nhiều loại bê tông được sử dụng làm các vật liệu xây dựng như bê tông tươi, thương phẩm, cốt thép và đặc biệt hơn nữa là bê tông chịu nhiệt. Rất nhiều thông tin về sản phẩm này mà nhiều người muốn biết. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về sản phẩm này.
Bê tông chịu nhiệt là gì?
Được dùng cho các kết cấu xây dựng công nghiệp, dưới tác động lâu dài của nhiệt độ cao, phải bảo tồn được các tính chất cơ-lý của minh trong thời gian đã định. Bê tông chịu nhiệt được chế tạo từ chất kết dính và cốt liệu chịu nhiệt.
Với chức năng là chất kết dính trong bê tông chịu nhiệt người ta thường dùng xi măng pooclăng, xỉ, xi măng alumin và thủy tinh lỏng. Để cải thiện cấu trúc của đá xi măng và duy trì cường độ người ta cho phụ gia khoáng vào chất kết dính.
Độ nghiền mịn của phụ gia phải đảm bảo khi sàng, lượng lọt qua sàng không được dưới 70% đối với bê tông dùng xi măng pooclang và không được dưới 50% đối với bê tông dùng thủy tinh lỏng.
Với chức năng là cốt liệu nhỏ và lớn trong bê tông chịu nhiệt người ta thường dùng các vật liệu đập sau đây: bột cromit, gạch manhedit, samot và gạch đỏ thường đập vụn, samot cục, xỉ lò cao, bazal, diabaz, andehit, tro núi lửa. Độ lớn cực đại của dầm dùng cho kết cấu đổ toàn khối không được vượt quá mức 40 mm, còn cho các trường hợp còn lại -20mm. Lượng hạt nhỏ kích thước dưới 0,14 mm trong cốt liệu không được quá 15% theo khối lượng.
Mác của bê tông chịu nhiệt được xác định bởi giới hạn cường độ chịu nén của các mẫu lập phương 10 x 10 x 10 cm, được nhân với hệ số 0,85. Các mẫu được nén sau khi cứng rắn trong thời gian 7 ngày đối với bê tông dùng xi măng pooclăng và 3 ngày- đối với bê tông dùng xi măng alumin và thủy tinh lỏng.
Các mẫu bê tông dùng xi măng pooclăng và xi măng alumin được bảo dưỡng trong điều kiện ẩm, còn các mẫu dùng thủy tinh lỏng- trong điều kiện không khí ở nhiệt độ 18 ± 30C. Trước khi nén các mẫu được sấy khô ở nhiệt độ 100 ÷ 1100C trong thời gian 32 giờ, sau đó làm nguội. Đối với bê tông chịu nhiệt với nhiệt độ phục vụ giới hạn trên 6000C người ta thường xác định cường độ chịu nén của các mẫu bê tông, được thí nghiệm sau khi đốt nóng đến 8000C đối với bê tông chịu nhiệt với nhiệt độ phục vụ giới hạn trên 8000C, trên giới hạn cường độ của các mẫu kiểm tra đã được sấy khô. Đối với bê tông chịu nhiệt với nhiệt độ phục vụ giới hạn 600 và 7000C các mẫu được đốt nóng đến đúng nhiệt độ đó sau khi đã sấy khô chúng trong thời gian 32 giờ. Tốc độ đốt nóng 150÷ 2000C/giờ, thời gian giữ mẫu ở nhiệt độ 8000C- 4 giờ. Sau đó các mẫu được làm nguội ở trong lò cho đến nhiệt độ trong phòng. Sau khi làm nguội các mẫu được bảo quản trong thời gian 7 ngày trên thùng có nước và đem nén.
Có thể dùng xi măng pooclăng xỉ trong bê tông chịu nhiệt, được phục vụ ở nhiệt độ dưới 7000C. Nếu như trong trường hợp này hàm lượng xỉ dưới 50%, thì người ta them vào bê tông bất kỳ phụ gia nghiền mịn nào với lượng 30% theo khối lượng xi măng pooclăng xỉ.
Người ta không cho phụ gia nghiền nhỏ vào xi măng pooclăng khi nhiệt độ phụ vụ của bê tông chịu nhiệt 3500C. Cho phép dùng bê tông thường với xi măng pooclăng trong các linh kiện của các kết cấu, mà nhiệt độ phục vụ của nó không quá 2000C cường độ chịu nén của bê tông giảm đi 25%. Cường độ chịu uốn và chịu kéo của bê tông trong những điều kiện này có thể giảm đi đến 50%.
Đặc tính nổi bật của bê tông chịu nhiệt
Vậy bê tông chống nóng có đặc điểm gì nổi bật mà nhiều công trình áp dụng đến vậy? Ngoài khả năng chống lại sự ăn mòn cao, loại bê tông này còn có ưu điểm nổi bật là ngăn cản các chất ở nhiệt độ cao.
Các phản ứng của các chất xảy ra nhưng sẽ không xảy ra hiện tượng thất thoát nguyên liệu hay phát sinh thêm chi phí nên hiệu quả công việc cũng được nâng cao và tiết kiệm chi phí sau mỗi lần sử dụng.
Cũng nhờ ưu điểm chịu nhiệt, chống cháy mà loại bê tông này còn giúp hạn chế những rủi ro, tai nạn do hỏa hoạn gây ra.
Ưu nhược điểm của bê tông chịu nhiệt so với các loại bê tông khác
Ưu điểm của bê tông chịu nhiệt
- Khả năng chịu nhiệt, chịu nhiệt cao so với bê tông thông thường.
- Ăn mòn và độ bền tương đương với kim loại đen.
- Đối với những địa hình phức tạp hay những khe hẹp, bê tông chống nóng vẫn có thể “cân” được.
- Tính chất của bê tông đồng đều do yêu cầu cao về thành phần.
Khuyết điểm
Nhìn chung, bên cạnh những ưu điểm mà bê tông chống nóng mang lại thì nó cũng có những nhược điểm sau:
- So với gạch nung, bê tông chịu nhiệt có độ rỗng cao hơn nên tuyệt đối không tiếp xúc với môi trường chất lỏng nóng như xỉ lỏng, thủy tinh nóng chảy, v.v.
- Còn bê tông thường, bê tông chịu nhiệt có độ sốc nhiệt cao hơn nhưng vẫn thấp hơn so với gạch nung nên loại này chỉ thích hợp làm hệ thống lò nung hoạt động liên tục ít thay đổi đột ngột. .
Ứng dụng bê tông chịu nhiệt
Bê tông chống nóng có nhiều ưu điểm như vậy, liệu hiện nay có được sử dụng rộng rãi? Nhiều người nói rằng bê tông chống nóng ra đời đã cứu vãn được những nhược điểm của bê tông thông thường. Tóm lại, bê tông chịu nhiệt dùng để làm gì?
Với những ưu điểm vượt trội của mình, đặc thù các công trình công nghiệp luôn ưu tiên sử dụng bê tông chống nóng hay những công trình có yêu cầu cao về chống nóng thì bê tông chống nóng là lựa chọn tốt nhất. Trong lò nung, chúng được sử dụng làm lớp lót hoặc trong những lò có sản phẩm ở nhiệt độ cao.
Bên cạnh đó, nó còn được dùng để sản xuất gạch chống nóng, gạch chống nóng,… hay các sản phẩm chịu nhiệt độ cao khác.