Bê tông hay bê tông việt ý là một loại vật liệu xây dựng được xem là bền nhất trong các công trình lớn nhỏ trên khắp cả nước. Tuy nhiên có nhiều cấp độ bền của vật liệu này mà có lẽ nhiều người chưa biết rõ. Để giúp cho các bạn có nhiều thông tin hơn về vấn đề này hôm nay Xây Dựng Việt Đức mời các bạn cùng với chúng tôi đi tìm hiểu về các cấp độ bền của vật liệu xây dựng đặc biệt này nhé.
Thế nào là cấp độ bền của bê tông
Khái niệm về cấp độ bền của bê tông được đưa ra trong tiêu chuẩn betong cốt thép hiện hành TCXDVN 356:2005 là bước thay đệm để thay thế cho mác be tong. Quan hệ giữa cấp độ bền và mác được quy định trong tiêu chuẩn này thông qua hệ số biến động cường độ lấy mặc định bằng 0,135. Sự chênh lệch giữa cấp độ bền và mác vào khoảng 10 MPa tùy thuộc vào cấp độ bền, việc đánh giá cấp độ bền hiện nay còn thông qua mác bê tông.
Mác bê tông là gì?
Trong kết cấu xây dựng, thông thường bê tông chịu rất nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén chính là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta lấy cường độ chịu nén là một trong những chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, hay còn gọi là mác bê tông.
Mác bê tông được hiểu là con số lấy bằng cường độ trung bình của mẫu thử chuẩn theo đơn vị kG/cm2. Mẫu thử chuẩn thường là khối lập phương cạnh 15cm, tuổi 28 ngày.
Mác bê tông thường được ký hiệu bằng chữ M và có các mác: M50, M100, M150, M200, M250, M300, M350, M400, M450, M500, M600.
Mối liên hệ giữa cấp độ bền bê tông và mác bê tông như thế nào?
Về bản chất, cấp độ bền bê tông có mối liên quan với mác bê tông theo TCVN 5574: 1991. Do thực tế hiện nay khái niệm “mác bê tông” vẫn là khái niệm đang được sử dụng nhiều trong các bản vẽ kỹ thuật và làm căn cứ để tính toán vật liệu trong thanh quyết toán công trình nên để có thể tiện sử dụng, trong tiêu chuẩn TCXDVN 356: 2005 đã đưa ra bảng tương quan giữa cấp độ bền chịu nén và chịu kéo của bê tông với mác bê tông.
Mối liên hệ giữa 2 đơn vị mác bê tông và cấp độ bền bê tông được thể hiện dưới bảng sau:
Mối liên hệ giữa cấp độ bền bê tông và cường độ chịu nén của bê tông
Để đánh giá được cường độ bê tông thì chúng ta cần phải hiểu đúng khái niệm về cường độ bê tông theo các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng của nhà nước.
Cường độ tiêu chuẩn của bê tông thường gồm có hai loại là cường độ chịu nén và cường độ tiêu chuẩn về nén Rnc.
Bảng quy đổi cấp độ bền và mác bê tông
Cấp độ bền (B) | Cường độ chịu nén (Mpa) | Mác bê tông (M) |
B3.5 | 4.50 | 50 |
B5 | 6.42 | 75 |
B7.5 | 9.63 | 100 |
B10 | 12.84 | |
B12.5 | 16.05 | 150 |
B15 | 19.27 | 200 |
B20 | 25.69 | 250 |
B22.5 | 28.90 | 300 |
B25 | 32.11 | |
B27.5 | 35.32 | 350 |
B30 | 38.53 | 400 |
B35 | 44.95 | 450 |
B40 | 51.37 | 500 |
B45 | 57.80 | 600 |
B50 | 64.22 | |
B55 | 70.64 | 700 |
B60 | 77.06 | 800 |
B65 | 83.48 | |
B70 | 89.90 | 900 |
B75 | 96.33 | |
B80 | 102.75 | 1000 |
Đánh giá cường độ bê tông
Hiện nay chúng ta có thể đánh giá cường độ bê tông theo tiêu chuẩn việt nam hoặc theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn Anh( BS 8110: 1997) hoặc theo tiêu chuẩn EN 1992-1: 2004.
Nếu chúng ta đánh giá cường độ bê tông khi kết cấu được thiết kế theo tiêu chuẩn việt nam TCXDVN 356: 2005 thì vẫn còn phải dựa vào mác betong ngoại trừ người thiết kế có quy định khác. Việc này cần phải được tiến hành như vậy cho đến khi có tiêu chuẩn hay hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá cường độ theo cấp độ bền.
Nếu chúng ta đánh giá theo BS 8110: 1997 thì phải căn cứ vào BS 5328-4:1990 và các tiêu chuẩn liên quan. Sự chênh lệch nhau giữa cường độ chịu nén đặc trưng với cường độ trung bình các mẫu thử lớn nhất là 3 MPa tùy thuộc vào cấp độ bền.
Nếu chúng ta đánh giá theo tiêu chuẩn EN 1992-1:2004 phải căn cứ vào EN 206-1 và các tiêu chuẩn liên quan. Sự chênh lệch giữa cường độ chịu nén đặc trưng của mẫu lập phương với cường độ trung bình các mẫu thử lập phương là 4 MPa.
Có thể khẳng định rằng dù các bạn muốn đánh giá cấp độ bền theo tiêu chuẩn nào thì cũng phải căn cứ vào nhiều yếu tố và nên tuân thủ nó để đảm bảo có chất lượng công trình tốt nhất bởi nếu không tuân thủ sẽ có hiện tượng nứt, co ngót ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ của các công trình xây dựng.
Sự khác biệt của bê tông cốt thép
Khác với các loại vật liệu khác, bê tông cốt thép có khả năng tạo thành những kết cấu có hình dạng khác nhau theo yêu cầu kiến trúc, chúng có đặc tính bền lâu rất tốt , chúng giúp cho công trình có tuổi thọ cao dù ở trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Trong khi đó giá thành của vật liệu này lại rẻ hơn nhiều so với các vật liệu khác. Vì vậy mà chúng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng lớn nhỏ ở nước ta hiện nay.
Từ năm 2005 trở về trước, thì kết cấu bê tông cốt thép được thiết kế theo TCVN 5574: 1991 và hiện nay chúng đã được thay thế bằng một tiêu chuẩn khác đó chính là TCXDVN 356:2005. Trong tiêu chuẩn này có ghi rõ về 3 khái niệm đó chính là mác bê tông, cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán về nén.
Mác bê tông được ký hiệu bằng chữ M tính bằng kg/cm2 của mẫu hình lập phương có cạnh bằng 150 mm được dưỡng hộ vào thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 3118: 1979.