Gia cố dầm là cụm từ không còn quá xa lạ với anh em xây dựng. Tuy nhiên việc bố trí cốt thép dầm, nguyên tắc bố trí cốt thép trong dầm luôn là vấn đề được nhiều anh em quan tâm. Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của bạn đọc, chúng tôi xin chia sẻ Khoảng cách cốt thép trong bê tông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Bố trí cốt thép trong bê tông hợp lí có tác dụng gì ?
Trong các công trình bê tông cốt thép việc bố trí cốt thép trong các kết cấu bê tông hợp lý sẽ đảm bảo được điều kiện lực dính và độ bền của bê tông.
Cốt thép được đặt với khoảng cách hở đủ rộng để vữa bê tông có thể dễ dàng lọt qua và để cho xung quanh mỗi cốt thép có được một lớp bê tông đủ đảm bảo điều kiện về lực dính.
Khoảng cách cốt thép trong bê tông
Khe hở giữa hao mép trong của cốt thép ( t ). Trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn đường kính cốt thép.
Ngoài ra, khi đổ bê tông mà cốt thép ở vị trí nằm ngang hoặc nghiêng thì đối với các cốt thép ở lớp dưới t lớn hơn hoặc bằng 25 mm nhưng nếu ở phía dưới có nhiều lớp thì trừ hai lớp dưới cùng, các lớp còn lại t lớn hơn hoặc bằng 50 mm. Đối với các lớp ở phía mặt trên t lớn hơn hoặc bằng 30 mm.
Khi đổ bê tông mà cốt thép đặt đứng thì t lớn hơn hoặc bằng 50 mm.
Khi trong tiết diện cần đặt nhiều cốt thép, có thể cho phép đặt cốt thép thành từng đôi ghép liền theo phương đổ bê tông, lúc này khe hở tối thiểu giữa các đôi cốt thép lấy tăng lên.
Khoảng cách giữa trục các cốt thép trong cùng một lớp ( kí hiệu là t ) cũng không được quá lớn. trong mọi trường hợp cốt thép trong cùng của bê tông sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 400 mm, ngoài ra tùy từng loại cấu kiện ( dầm, cột, bản bê tông cốt thép ) mà t còn được quy định phụ thuộc vào kích thước tiết diện.
Khi bố trí cốt thép trong vùng có các cấu kiện thép giao nhau cần thận trọng dự phòng khi thi công đổ bê tông tươi các cốt thép sẽ vướng vào nhau, muốn thế phải vẽ ra được hoặc hình dung được sự sắp xếp cốt thép trong các nút của công trình bê tông cốt thép.