Bê tông đã và đang được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Chúng được đổ để tạo độ vững chắc cho công trình. Vậy có kỹ thuật đổ nào để đảm bảo chất lượng công trình? Trong nhiều năm cung cấp các vật liệu xây dựng ra thị trường công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng việt đức chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề như:
- Những kỹ thuật đổ bê tông ?
- Khi đổ bê tông thì khâu nào là quan trọng nhất?
- Làm thế nào để xác định mác bê tông?
- Khi đổ bê tông phát hiện thấy vết nứt thì nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như thế nào?
- Tiêu chuẩn nào để xác định chất lượng của bê tông?……..
Trong bài hôm nay Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin để giúp các bạn có thể giải đáp những thắc mắc trên.
Những kỹ thuật đổ bê tông
Kỹ thuật đổ không phải là quá khó nhưng cần phải tỉ mỉ, cẩn thận và theo đúng quy trình.
Trước khi đổ:
- Kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn
- Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác
- Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác
Trong khi đổ:
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng
- Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
- Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.
- Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.
- Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện.
- Trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.
- Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông.
- Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
- Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
- Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.
- Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.
- Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí.
- Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.
Khi đổ bê tông thì khâu nào quan trọng nhất
Đổ là cả một quá trình và bao gồm nhiều khâu, như ghép cốp pha, trộn, đầm bê tông. Khâu nào cũng quan trọng và đều ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình. Chính vì vậy rất khó chỉ ra đâu là khâu quan trọng nhất.
Các bạn phải xác định rằng nếu một trong các khâu mà có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến các khâu còn lại cũng như ảnh hưởng đến cả quá trình thi công.
Cách xác định mác bê tông
Việc xác định mác thì đã có hướng dẫn trong thiết kế cấp phối . Nếu khi thi công bạn muốn xác định chính xác được mác bê tông thì bạn cần tiến hành đúc thành các tổ hợp mẫu 15x15x15 cm, sau đó mang đến phòng thí nghiệm dưỡng hộ trong 28 ngày và nén xem có đúng theo cường độ thiết kế không, bạn tham khảo TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995.
Giờ thì chủ yếu các bạn sử dụng bê tông tươi và khi đặt hàng thì đều đặt theo mác và các nhà cung cấp có uy tín đều cung cấp cho bạn sản phẩm đúng mác như hợp đồng đã ký.
Nguyên nhân nứt sau khi đổ bê tông và cách khắc phục
Nứt sau khi đổ có rất nhiều nguyên nhân. Trong số đó phải kể đến như cường độ không đủ, độ dãn nở của bê tông, thiết kế kết cấu chịu lực chưa đạt yêu cầu…
Chính vì vậy để khắc phục tình trạng trên thì các bạn cần đảm bảo đổ bê tông đúng kỹ thuật
Tiêu chuẩn để xác định chất lượng bê tông
Để xác định chất lượng của hỗn hợp các bạn cần căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995.
Chúng tôi hi vọng rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về kỹ thuật đổ cũng như tự mình giải đáp được các vướng mắc khi thi công đổ bê tông.