Quy định về neo uốn của bê tông cốt thép là khái niệm không còn quá xa lạ đối với các nhà thầu xây dựng. Vậy đâu là quy định bẻ móc thép trong bê tông cốt thép chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Hãy cùng tham khảo qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!
Neo cốt thép là gì?
Neo cốt thép là phương pháp buộc các thanh thép (cốt thép) trong kết cấu theo ý muốn và thiết kế của công trình. Neo cốt thép phát huy khả năng chịu lực do cốt thép được neo chặt vào bê tông tại khu vực liên kết.
Trong bê tông cốt thép, việc neo giữ các kết cấu cốt thép vào bê tông có ý nghĩa quyết định đến độ bền và cường độ của bê tông cốt thép. Neo cốt thép giúp cốt thép không bị kéo khỏi mối nối, tránh nứt bê tông, chuyển vị kết cấu khi đổ bê tông.
Cốt thép phải được neo chắc chắn trong bê tông để không bị trượt khi chịu lực. Vì vậy, cốt thép tròn trơn phải uốn móc neo ở hai đầu hoặc hàn một đoạn thép nằm ngang ở đầu đoạn neo.
Các loại móc neo
- Móc neo tròn: Dùng cho cốt thép có đường kính d 12mm
- Móc xiên (móc xiên 45 độ): Dùng cho cốt thép có đường kính d 12mm
- Móc vuông (móc góc 90 độ): Dùng cho cốt thép chịu nén và cốt thép sàn
Bê tông cốt thép, quy định neo uốn của bê tông cốt thép
Có rất nhiều quy định về neo uốn của bê tông cốt thép, tuy nhiên các bạn cần lưu ý một số nội dung sau.
- Thép không căng trong khung cốt buộc phải neo các thanh kéo trơn ở đầu mút bằng các thanh móc neo. Cách uốn neo trong bê tông nặng và cách uốn neo trong bê tông nhẹ.
- Trong kết cấu bê tông nhẹ, cốt trơn có d ≤ 12mm, đường kính của móc neo: 2,5d, khi d ≥ 12mm. Khi d ≥ 12mm, đường kính móc neo: 5d.
- Thanh chịu nén trong khung và lưới cốt buộc trong kết cấu chịu uốn, chịu nén lẹch tâm và chịu kéo lệch tâm có d ≤ 12mm có thể không cần móc neo. Nếu d≥ 12mm, nhất thiết phải có móc neo.Những thanh tròn trơn trong lưới và khung cốt hàn có thể không cần móc neo.
- Cốt chịu nén trung tâm, bất kể dùng thép loại nào có thể bỏ móc neo.
- Thép có gỡ trong tất cả các kết cấu được bỏ móc neo.
- Đầu mút của thanh uốn xiên phải có một đoạn thẳng ≥ 20d ở miến chịu kéo và ≥ 10d ở miền chịu nén. Cấu kiện có h > 1m có thể bỏ đoạn đó. Nhưng mút thanh phải có móc neo.
Lưu ý: chiều dài móc là chiều dài tính duỗi thẳng, khi thống kê thép được ghi chiều dài móc
Những thanh dọc chịu nén phải kéo dài quá tiết diện thẳng góc với trục cấu kiện một đoạn <15d – nếu là thép có gỡ, thép tròn trơn có móc câu đặt trong khung hàn và lưới hàn. Nếu thép trơn không có móc câu trên đoạn 15d phải hàn ít nhất 2 thanh ngang. Đoạn kéo dài này là 20d nếu thép dọc là thép tròn trơn không có móc câu đặt trong khung cốt buộc. Thanh neo ngang cuối cùng hàn cách dấu mút cốt dọc một đoạn > 2d và > 2,5mm.
Để đảm bảo hoàn toàn cường độ cốt thép dọc chịu kéo tại tiết diện khảo sát, cốt thép không căng phải đi vào tiết diện khảo sát một đoạn, La lấy theo bảng I-6. Chi tiết neo cốt thép không căng ở khung lưới có cốt buộc trong bản, dầm, khung, móng, cột được giới thiệu tỉ mỉ trong phần II + VI của tập quy định cấu tạo. Dưới đây giới thiệu cách neo cốt thép dọc trong khung và lưới cốt hàn cho dầm, bản.
La chỉ được giảm đi quá quy định cho các trường hợp: Nếu như có biện pháp đặc biệt để tăng cường neo cốt thép như tăng diện tích các thanh ngang trong đoạn gần gối. Hàn thêm những neo phụ hoặc hàn mút cốt dọc vào vật chôn sẵn.