Bạn đang tò mò về quy trình sản xuất bê tông chuẩn. Để cho ra đời những sản phẩm bê tông chuẩn yêu cầu cần có một quy trình sản xuất thật sự chuẩn. Từ những khâu đầu tiên như kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đến khâu tiến hành sản xuất và kiểm định tất cả đều theo một guồng máy, ăn khớp nhau để có thể cho ra đời những sản phẩm bê tông chất lượng nhất
Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu
Xi măng
Trước khi nhận hàng cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng công ty kiểm tra thông tin hàng hoá: (Chủng loại, quy cách, trạng thái bảo quản, chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, số lượng…).
Theo từng đợt nhập hàng (lô sản xuất) sẽ tiến hành lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gồm: cường độ nén, độ mịn, độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết, độ ổn định thể tích, khối lượng riêng… đồng thời cùng với nhà cung cấp lập biên bản lấy mẫu niêm phong lưu tại phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng để kiểm tra đối chứng nếu có yêu cầu.
Đá dăm, cát
Trước khi nhận hàng cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng công ty kiểm tra hàng hoá bằng trực quan. ( Độ bám bẩn, kích thước hạt..), chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, số lượng của lô hàng.
Theo từng đợt nhập hàng ( lô sản xuất ) sẽ tiến hành lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gồm: Thành phần hạt, khối lượng riêng, khối lượng thể tích, hàm lượng bùn bụi sét, độ nén dập, khối lượng thể tích xốp, hàm lượng thoi dẹt, … đồng thời cùng với nhà cung cấp lập biên bản lấy mẫu niêm phong lưu tại phòng thí nghiệm và quản lý chất lượng để kiểm tra đối chứng nếu có yêu cầu.
Đối với đá dăm trên cơ sở kết quả thí nghiệm, khi nhập kho sẽ phân loại dựa trên cơ sở cỡ hạt và cường độ đá gốc để phục vụ cho việc sản xuất bê tông cho từng công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
Thiết kế cấp phối bê tông
Để phục vụ sản xuất bê tông thương phẩm hàng ngày hoặc khi có yêu cầu của khách hàng về việc thiết kế cấp phối bê tông có các yêu cầu kỹ thuật cho từng công trình công ty sẽ phối hợp với phòng thí nghiệm có chuyên ngành để thiết kế cấp phối và thực hiện các bước:
Lấy mẫu các loại vật liệu theo yêu cầu, tiến hành gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý nhằm cung cấp số liệu đầu vào khi tính toán thiết kế cấp phối bê tông đồng thời đánh giá chất lượng vật liệu có thoã mãn yêu cầu kỹ thuật hay không.
- Thực hiện tính toán và tiến hành phối trộn cấp phối đã tính toán, làm các thí nghiệm (độ sụt, khối lượng thể tích …) đồng thời đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại phòng thí nghiệm hoặc đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại trạm bê tông dưới sự chứng kiến của các bên liên quan.
Thí nghiệm độ ẩm vật liệu
– (Đá, cát) định kỳ theo từng thời gian trong ngày, điều chỉnh tỷ lệ thành phần trong cấp phối bê tông sản xuất. Kiểm soát chất lượng bê tông trong khi sản xuất:
Trước mỗi ca sản xuất và định kỳ 1 giờ một lần khi sản xuất bê tông, phòng phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng sẽ cử cán bộ tiến hành lấy mẫu làm thí nghiệm xác định độ ẩm của cốt liệu (cát, đá). Dựa vào kết quả thí nghiệm sẽ điều chỉnh cấp phối cung cấp cho vận hành trạm và vô hiệu hóa cấp phối cũ.
Lấy mẫu
– Thí nghiệm mẫu
– Kiểm tra chất lượng bê tông tươi tại hiện trường, lưu trữ hồ sơ chất lượng bê tông:
Đo độ sụt
– Kiểm tra các tiêu chuẩn của bê tông theo hợp đồng:
Khi xe vận chuyển bê tông tươi đến công trường, nhân viên phòng phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra độ sụt cho từng xe và những thí nghiệm khác theo hợp đồng cung cấp.
Lấy, đúc mẫu và lập biên bản đúc mẫu tại công trình
Khi cung cấp bê tông cho khách hàng, cán bộ phòng phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng sẽ tiến hành lấy và đúc mẫu bê tông theo TCVN 3105: 1993 dưới sự chứng kiến của nhà thầu thi công và tư vấn giám sát. Số lượng mẫu đúc phải tuân thủ theo TCVN 4453:1995 hoặc yêu cầu kỹ thuật của dự án nếu có quy định. Ghi chép đầy đủ thông tin lấy mẫu, đúc mẫu vào biên bản đúc mẫu và có ký xác nhận của các bên. Khi đúc mẫu xong cán bộ được phân công có trách nhiệm bảo quản khuôn, mẫu và chuyển về phòng phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng của công ty để bảo dưỡng theo quy định.
Làm các thí nghiệm và lưu trữ hồ sơ chất lượng bê tông
Cán bộ phòng phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng có trách nhiệm theo dõi công việc của dự án, công trình mà mình được phân công bao gồm:
– Theo dõi tuổi mẫu của bê tông và đề xuất trưởng phòng để làm thí nghiệm nén mẫu hoặc thực hiện kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật khác của bê tông (độ chống thấm…) theo hợp đồng cung cấp.
– Bảo quản, lưu trữ hồ sơ về chất lượng bê tông đúng nơi đã được quy định gồm: kết quả thí nghiệm cường độ, kết quả thiết kế cấp phối bê tông, thí nghiệm cốt liệu…
– Trưởng phòng phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng hoặc người được uỷ quyền kiểm tra, soát xét và làm thủ tục bàn giao hồ sơ chất lượng cho khách hàng.
hệ thống trạm trộn bê tông
Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất bê tông tươi là chuẩn bị đầy đủ các thành phần cốt liệu bao gồm cát vàng, đá dăm, xi măng và nước. Việc trộn bê tông tươi sẽ tùy thuộc vào mác bê tông mà có những tỷ lệ nguyên liệu khác nhau.
Khi trộn vật liệu, trộn khô được sử dụng trước. Trộn khô đảm bảo trộn đều tất cả các loại vật liệu như đá, cát, xi măng.
Khi các nguyên liệu đã được trộn đều thì tiến hành cho nước vào và trộn đều một lần nữa. Việc trộn bê tông cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đủ khối lượng bê tông cho công trình.
Quy trình sản xuất bê tông tươi chuẩn nhất
Quy trình sản xuất bê tông tươi thường không khác nhiều so với trộn bê tông thủ công. Tại trạm trộn bê tông tươi, bước đầu tiên vẫn là khâu chọn nguyên liệu và kiểm tra nguyên liệu. Nguyên liệu cần đạt yêu cầu sạch không lẫn tạp chất, cốt liệu phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.
Việc trộn bê tông tại trạm thường cao hơn so với trộn thủ công và độ đồng đều của cốt liệu cũng sẽ tốt hơn so với trộn và trộn bằng tay.
Cốt liệu sẽ được cô đặc và đưa vào máng cấp liệu. Trước khi trộn cấp phối, nguyên vật liệu sẽ được đo đạc kỹ lưỡng để đảm bảo cấp phối chính xác cho từng mác bê tông.
Sau khi cân cốt liệu, hệ thống băng chuyền tự động sẽ đưa cấp phối liệu vào thùng trộn, đồng thời các silô chứa nước và phụ gia cũng sẽ tự động bơm cấp liệu vào và trộn đều. Sau khi hoàn thành các công đoạn trên, bê tông tươi sẽ được xếp lên các thùng của xe vận chuyển bê tông tươi và vận chuyển đến các công trình theo yêu cầu.
Bê tông trộn sẵn sẽ được thi công bằng cách đổ hoặc bơm bằng công trình và máy bơm tĩnh của công trình.
Về quy trình sản xuất bê tông tươi, bê tông tự trộn và bê tông trộn tay thường chỉ khác nhau về thời gian trộn và khối lượng. Bê tông tươi thường trộn nhanh hơn và số lượng nhiều hơn so với bê tông thủ công.
Thời gian đông cứng của bê tông
Bê tông sau khi trộn cũng có một thời gian cần thiết để đông cứng, đảm bảo độ cứng chắc. Thời gian đông kết của bê tông là một trong những yếu tố quan trọng mà người thi công cần nắm rõ bởi nó có ảnh hưởng quan trọng đến kết cấu, độ vững chắc của nền, móng. Bê tông phải khô, đủ cường độ để xây dựng và mang lại một công trình đẹp và vững chắc.
Bê tông, dù có bao nhiêu xi măng, nếu không làm đúng kỹ thuật thì khó có chất lượng tốt. Một loại bê tông thích hợp phải được bảo dưỡng trong môi trường ẩm ướt và không có tác động. Vì vậy, sau khi đổ, chúng ta luôn cần giữ cho bê tông có độ ẩm cần thiết, càng lâu càng tốt. Sau một thời gian, bê tông sẽ co lại, nhưng bên trong nó vẫn diễn ra quá trình thủy hóa để bê tông đạt được cường độ tối đa.
Sau một thời gian chăm sóc, bê tông sẽ khô đi và lúc này có thể tháo cốp pha để tiến hành thi công và hoàn thiện ngôi nhà. Thông thường, thời gian bảo dưỡng của bê tông sẽ là từ 3 đến 4 tuần vào mùa hè và có thể lâu hơn một chút nếu thời gian đổ bê tông vào mùa đông.
Một lưu ý rất quan trọng đó là không được phá dỡ cốp pha trước thời gian cho phép, bởi trong quá trình đó có nhiều trường hợp trần và sàn bị sập, nứt…. Sau khi tháo dỡ cốp pha cũng cần lưu ý bê tông thương phẩm mới đạt cường độ chịu lực nhẹ, cần thêm một thời gian nữa mới đạt cường độ tối đa. chịu được tác động mạnh.