Hiện nay các công trình cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, nếu chỉ đổ bê tông móng, móng nông thì không đáp ứng được độ vững chắc của công trình. Vì vậy đòi hỏi phải gia cố hệ thống móng thật chắc chắn mới đáp ứng được về độ an toàn cho công trình xây dựng. Hãy cùng công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng Việt Đức đi tìm hiểu cụ thể các vấn đề vì sao nhà cao tầng nên ép cọc bê tông qua bài viết dưới đây.
Do sự gia tăng dân số ngày nay đang ở mức báo động, người đông trong khi quỹ đất không hề mở rộng. Chính vì vậy mà cần tiết kiệm quỹ đất để xây nhà ở bằng việc xây dựng các tòa nhà cao tầng là một xu thế tất yếu.
Trong khi nếu chúng ta dùng phương pháp truyền thống xưa nay đó là đào móng, đổ móng xây nhà sẽ rất dễ sụt lún không đảm bảo độ an toàn cho các công trình, đôi khi còn ảnh hưởng đến các ngôi nhà xung quanh. Chính vì vậy đối với nhà cao tầng thì nên ép cọc bê tông để đảm bảo được chất lượng công trình.
Cọc bê tông là gì?
Là loại cọc chống hoặc treo, thường được sử dụng cho nhà dân dụng với nhiều tầng hoặc nhà công nghiệp có tải trọng lớn. Cọc bê tông cốt thép có cấu trúc bền vững chống được sự xâm thực của các hóa chất hòa tan trong nước phía dưới nền.
Kích thước của cọc bê tông tùy theo yêu cầu tính toán, tiết diện có thể là hình vuông hoặc hình tam giác, dài từ 6-20m và hơn nữa. Có thể nối ép cọc bê tông cốt thép để cho phù hợp với phương tiện vận chuyển và với máy đóng cọc.
Tổng quan về cọc bê tông
- Được chế tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn và sử dụng các thiết bị đóng, ép xuống đất.
- Mác bê tông chế tạo cọc từ mác 250 trở lên
- Phổ biến là loại cọc có tiết diện vuông có kích thước khoảng 200 x 200 đến 400 x 400
- Cọc bê tông có chiều dày lớp bảo vệ từ 3cm trở lên
Hướng dẫn sử dụng cọc bê tông
Căn cứ vào điều kiện địa chất và vị trí công trình thực hiện mà có thể chọn loại cọc cho phù hợp.
Cọc bê tông cốt thép thường
- Thích hợp và tốt trong môi trường khu dân cư mới
- Tại những nền địa chất mới san lấp
- Đất nền có chướng ngại vật.
Trong trường hợp này, cọc bê tông cốt thép thường có khả năng xuyên qua các lớp địa chất phức tạp và chướng ngại vật mà vẫn đảm bảo cọc không bị nứt gãy, kỹ thuật viên hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng cọc đã ép.
Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực
Hình dạng: cọc tròn và cọc vuông, mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên.
- Sử dụng trường hợp nền địa chất đất ruộng
- Đất mới san lấp.
Việc thi công cọc có thể dùng nhiều phương pháp như cọc hạ bằng búa, máy ép, phương pháp xoắn hoặc phương pháp xói nước.
Cọc ly tâm dự ứng lực có thể cắm sâu hơn rất nhiều so với cọc bên tông cốt thép thường nên tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền do đó số lượng cọc trong một đài ít, việc bố trí và thi công cũng dễ dàng, tiết kiệm chi phí xây dựng đài móng.
Cọc khoan nhồi
Đường kính cọc thường là 0,6m, 0,8m, 1,0m, 1,2m, 1,4m.
Chiều dài cọc không hạn chế tùy theo điều kiện địa chất công trình.
- Sử dụng làm móng xây dựng nhà cao tầng tại các khu dân cư đông đúc
- Nhà xây chen
- Nhà xây liền kề mặt phố
- Nhà biệt thự
Vì khi thi công cọc khoan nhồi nó khắc phục được các sự cố lún nứt các nhà liền kề, lấy lại thăng bằng các nhà đã xây dựng bị nghiêng lún trong khi sử dụng, gia cố móng nhà bị yếu, có thể thi công tại các địa điểm chật hẹp hoặc trong ngõ ngách nhỏ.
Vì sao nên ép cọc bê tông móng nhà?
Mỗi công trình dù là thấp tầng hay cao tầng đều được xây dựng trên các loại đất hay địa hình khác nhau và được các kiến trúc sư tính toán, thiết kế sao cho phù hợp và an toàn. Móng của mỗi công trình phụ thuộc vào trọng tải, chiều cao và tính chất đất ở đó nên cũng được chia thành nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng và móng cọc bê tông…
Trên thực tế, có rất nhiều công trình đang trong quá trình xây dựng hoặc mới hoàn thiện đã có dấu hiệu sụt lún, nghiêng hay nứt tường, thậm chí là đổ sập… Vậy tại sao không đảm bảo điều đó? Một trong những nguyên nhân quan trọng của các sự cố trên là do không ép cọc bê tông ngay từ khi thi công phần móng hoặc chất lượng bê tông ép cọc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Vì vậy, để đảm bảo chất lượng công trình, tránh rủi ro trong quá trình thi công và đảm bảo tính bền vững của công trình thì ép cọc bê tông móng nhà cần nắm vững các yêu cầu kỹ thuật. kỹ thuật đảm bảo chất lượng bê tông cọc khi ép xuống móng.
Phương pháp ép cọc bê tông hiện đại hơn xưa
Móng cọc bê tông có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất đá bên dưới một cách tối đa và tạo áp lực xung quanh thân cọc nhằm tăng khả năng chịu tải cho móng nhà cao tầng. Công nghệ ngày càng hiện đại, ép cọc bê tông cũng được áp dụng các phương pháp, thiết bị hỗ trợ hiện đại giúp chúng ta có thể thi công công trình trên mọi địa hình kể cả trên nền đất xốp, mềm, nhiều nước. xung quanh ao trũng hoặc ở địa hình dốc.
Trên thị trường có rất nhiều loại cọc nhồi, cọc ép, cọc neo, cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép… nhưng nhìn chung tính toán kết cấu giống nhau, chỉ khác biện pháp thi công, phụ thuộc vào từng địa hình thi công, công trình. thiết kế cũng như tải trọng. Tuy nhiên ép cọc bê tông dựa trên bản vẽ ép cọc bê tông mẫu được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình vì ưu điểm nhanh, gọn giúp kỹ sư thi công tính toán trước được tải trọng và chi phí.
Nhiều người còn lo lắng liệu phương pháp ép cọc bê tông có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh? Ép cọc bê tông cho công trình diện tích nhỏ có được không? Thì câu trả lời ở đây là việc ép cọc bê tông trong quá trình thi công móng cũng như xây dựng sau này không ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của các công trình xung quanh. Các công trình dân dụng trong khu dân cư hoặc các công trình có diện tích nhỏ đều có thể sử dụng phương pháp này. Với những ưu điểm trên ép cọc bê tông luôn là sự lựa chọn ưu tiên cho các công trình nhà phố…
Yêu cầu đối với cọc bê tông đảm bảo chất lượng
Để việc ép cọc bê tông móng công trình được đảm bảo thì chất lượng cọc bê tông khi sử dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và tuổi thọ của công trình. Vì vậy để chọn cọc bê tông chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thứ nhất : Cọc bê tông được làm bằng bê tông cốt thép đúc sẵn và mỗi cọc sẽ được tính theo đơn vị Mác bê tông, thông thường từ 250 trở lên. Các loại cọc bê tông thường có tiết diện hình vuông với kích thước khoảng 200 x 200 đến 400 x 400. Chiều dài mỗi cọc phụ thuộc vào thiết kế của từng công trình. Tuy nhiên nếu chiều dài cọc quá lớn có thể chia thành các cọc ngắn để đảm bảo vận chuyển và thi công cọc…
- Thứ hai: Cọc bê tông phải được sản xuất theo bản vẽ nén cọc bê tông mẫu, tức là được làm theo thiết kế và yêu cầu của kiến trúc sư. Chiều dày tối thiểu của lớp bảo vệ là 3cm để đảm bảo không bị bong tróc khi ép cọc xuống và chống rỉ lõi thép bên trong.
- Thứ ba: Cọc phải được đúc trên sân bằng phẳng, có thể đúc trực tiếp tại công trình hoặc có bãi đúc cọc riêng.
- Thứ tư: Khuôn cọc cũng cần đạt yêu cầu về bề mặt phẳng, thẳng, không dính để đảm bảo lớp nước xi măng không bị thất thoát khi đổ bê tông.
- Thứ năm: Khi đổ bê tông phải đảm bảo kỹ thuật đổ từ mũi cọc đến đầu cọc và đầm bằng dùi nhỏ. Đồng thời nên đánh dấu rõ ràng từng cọc để tránh nhầm lẫn trong quá trình thi công.
Trên đây là những hình ảnh ép cọc bê tông và một số nguyên nhân giúp giải thích vì sao phải ép cọc bê tông và các yêu cầu kỹ thuật của cọc bê tông chất lượng. Hầu hết các công trình dân dụng hay công trình lớn đều cần tiến hành ép cọc bê tông trước khi thi công để đảm bảo độ bền vững cho toàn bộ công trình.